Bạn đặt tên trong danh bạ điện thoại như thế nào?

2 năm trước 31.612 views Nguyễn Thái Bình

slider 1

Ảnh minh họa: Google

Điện thoại bây giờ đã rất thông minh, có khả năng nhớ toàn bộ thông tin của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người khác nhau mà bạn lưu vào đó. Nếu bạn là một doanh nhân hay người có quan hệ rộng thì chắc hẳn danh bạ điện thoại của bạn phải dài lắm. Vậy bạn quản lý danh bạ của mình như thế nào? Sắp xếp ra sao? Đặt tên như thế nào để không bị trùng mà vẫn có thể biết rõ người đang gọi đến là ai, ở đâu, nghề nghiệp gì, công ty nào...? Hãy cùng chia sẻ cách quản lý danh bạ của bạn nhé.


Trước hết mình xin chia sẻ phương pháp đặt tên trong danh bạ mà mình đã sử dụng hơn 3 năm nay và vẫn còn đang áp dụng nó. Mặc dù so với nhiều người thì thời gian dùng điện thoại di động của mình chưa lâu, chỉ khoảng 8 năm trở lại và danh bạ cũng chỉ có vỏn vẹn hơn 300 người. Nhưng trong suốt thời gian đó, mình đã phải thay đi đổi lại rất nhiều cách đặt tên khác nhau, gõ lại tên cho hơn 300 người đó theo nhiều cách chỉ với mục đích là tìm được cách quản lý danh bạ sao cho có hiệu quả nhất, dễ nhớ nhất, tìm kiếm nhanh nhất và dễ nhận biết nhất khi có ai đang gọi đến điện thoại của mình. Và đây cách đặt tên mà mình đang áp dụng:

[Ký tự nhận dạng lần 1] @ [Tên người] [Ký tự nhận dạng lần 2]

Trong đó:
  • [Ký tự nhận dạng lần 1]: Đây là tên công ty, tổ chức hoặc trường học... của người đó.
  • @: Đơn giản nó chỉ là ký tự phân cách cho dễ nhìn, bạn có thể dùng các ký tự khác như "!" chẳng hạn.
  • [Tên người]: Tên của người trong danh bạ.
  • [Ký tự nhận dạng lần 2]: Trường hợp có nhiều người cùng công ty thì đây chính là cách nhận dạng 2 người đó nếu trùng tên.
Ví dụ:
- UFM@ Minh DKB (UFM: Tên viết tắt của trường, DKB là tên lớp)
- UFM@ Minh DKQ
- TT@ Anh Hiệp (TT: Tên viết tắt công ty)
- ...

Tại sao chọn cách đặt tên này?
Giả sử trong danh bạ của mình có 10 người: 3 người trong gia đình, 3 người ở trường học và 4 người trong công ty với tên gọi từng người như sau: Cha, Mẹ, Chị, Minh 1, Ngọc 1, Sơn 1, Minh 2, Trung, Sơn 2, Ngọc 2. Nếu mình chỉ gõ tên họ thôi thì danh bạ của mình sẽ giống như cột bên trái trong bảng dưới, cột bên phải là khi mình đã thêm tiền tố vào:

Không có tiền tốCó tiền tố
ChaGĐI@ Cha
ChịGĐI@ Chị
MẹGĐI@ Mẹ
Minh 1UFM@ Minh (UFM: Viết tắt tên trường)
Minh 2UFM@ Ngọc
Ngọc 1UFM@ Sơn
Ngọc 2TT@ Minh (TT: Viết tắt tên công ty)
Sơn 1TT@ Ngọc
Sơn 2TT@ Sơn
TrungTT@ Trung

Tuy lúc đầu hơi dài dòng nhưng khi nhìn vào đó sẽ thấy danh bạ của mình rất gọn gàng và dễ nhớ, dễ hiểu. Đặt tên theo cách này không những giúp bạn dễ dàng nhận biết ai đang gọi đến mà nó còn giúp cho danh bạ của bạn luôn được sắp xếp theo từng nhóm người riêng, những người thuộc cùng một công ty hay tổ chức sẽ được sắp xếp liền mạch với nhau để bạn dễ theo dõi.

Tuy đa số các điện thoại hiện nay đều có chức năng phân nhóm danh bạ (Groups) theo từng công ty, tính chất nhưng thật ra nếu có ai gọi đến thì bạn khó mà biết được người đó trong nhóm nào nếu trùng tên quá nhiều. Với lại khi muốn tìm tất cả danh bạ trong một công ty thì dùng cách này sẽ tiết kiệm được một vài thao tác so với bạn phải chọn nhóm của chức năng Groups. Ví dụ mình chỉ cần bấm "TT" là máy sẽ hiện ra danh sách tất cả những người trong công ty TT.

Ưu điểm:
  • Danh bạ đẹp mắt, gọn dàng
  • Dễ quản lý, tìm kiếm, phân loại một cách có khoa học
  • Giúp nhận biết chính xác người đang gọi đến là ai trong danh bạ
Nhược điểm:
  • Làm cho tên danh bạ dài thêm
Bạn còn thắc mắc điều chi, hãy đặt câu hỏi và HnamMobile sẽ trả lời ngay. ĐẶT CÂU HỎI
Họ tên
Số điện thoại
Email
Nhập bình luận
Nhận tin tức mới nhất
Nhận tin tức mới nhất