Các nền tảng mở trên smartphone

2 năm trước 4.332 views Nguyễn Thái Bình

iOS 4 và Bada đang là hai nền tảng hỗ trợ điều khiển dễ dàng, mượt mà trong khi đó Android và webOS kém hơn vì thiết kế giao diện có biểu tượng khá nhỏ.

Apple có iOS 4 trên nền Mac OS X, Palm sở hữu webOS, Google có Android cũng trên nền Linux và gần đây nhất là Samsung ra mắt Bada cũng xuất phát từ Linux. Hầu hết các nền tảng mở hiện nay đều hỗ trợ khả năng tùy biến giao diện cao, phần cứng cao cấp và tính năng đa dạng.

slider 1
Cuộc chiến giữa các nền tảng điện thoại smartphone.

Xét tiêu chí giao diện người dùng, iOS 4 là đối thủ "khó chơi" so với các nền tảng khác. Với khả năng điều khiển bằng cử động, hiển thị các tính năng bằng icon lớn, xếp hàng, phím đa chạm cảm ứng thân thiện, iOS 4 giành được rất nhiều cảm tình ở khả năng điều hướng.

Android "vay mượn" một số tính năng tương tự iOS, nhưng giao diện người dùng của nền tảng mở này vẫn còn khá khó điều khiển. Còn webOS thì có những nét ưu việt riêng với giao diện hệ thống Card, khả năng điều khiển bằng cử động. Samsung Bada thì sử dụng giao diện TouchWiz với khả năng hỗ trợ widget và các icon to, xếp hàng khá dễ hiểu, dễ sử dụng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ màn hình cảm ứng điện dung trong thời gian gần đây thì các nền tảng mở đều hỗ trợ rất tốt khả cảm ứng trên thiết bị di động, cho phép hiển thị rõ ràng hơn, đặc biệt tính năng cảm ứng đa điểm rất chân thực, mới mẻ khi dùng với ngón tay.

Với giao diện sử dụng các icon lớn thì hiện nay iOS và Bada đang là 2 nền tảng hỗ trợ điều khiển rất dễ, mượt mà trong khi đó Android và webOS vẫn kém hơn vì thiết kế giao diện có biểu tượng khá nhỏ.

Về khả năng chạy đa nhiệm thì trước đây iOS không có, mãi cho đến khi phiên bản 4.0 xuất hiện thì mới có hỗ trợ. Trong khi đó webOS, Android và Bada đều hỗ trợ tốt đa nhiệm.

Về phần cứng thì cả 4 nền tảng mở nổi bật nhất hiện nay đều hỗ trợ tốt các cấu hình phần cứng cao cấp như màn hình độ phân giải cao, chip 1GHz, bộ nhớ trong lớn, các kết nối 3G, Wi-Fi đầy đủ.

slider 1
Người dùng Smartphone sẽ hưởng lợi từ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền tảng điện thoại.

Tất cả các nền tảng trên (trừ webOS) đều hỗ trợ bàn phím ảo, một công nghệ đặc biệt xây dựng trên nền tảng cảm ứng điện dung. Tuy nhiên, có vẻ như Apple vẫn đang dẫn đầu khi mang đến cho người dùng một trải nghiệm tuyệt vời với thiết kế bàn phím ảo rất dễ sử dụng và độc đáo.

Trong số các nền tảng mở này về mặt kết nối mạng xã hội thì Bada tỏ ra vượt trội hơn các nền tảng còn lại do có các tính năng liên kết mạng xã hội được hỗ trợ, đồng bộ hóa bởi server Bada trên nền tảng địa điểm LBS.

Ứng dụng Social Hub trên nền tảng này tận dụng rất tốt tính năng này. Social Hub cho phép người dùng quản lý, cập nhật thông tin của 9 mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Yahoo Mail, Y!Chat, Twitter, Gtalk, Gmail… vào trong một giao diện duy nhất và push liên tục cho người sử dụng các thông tin, comment, tin nhắn… trên các mạng xã hội theo thời gian thực rất tiện lợi. Các nền tảng còn lại thì cũng có các ứng dụng kết nối tuy nhiên không tập trung bằng nền tảng Bada.

Hầu như tất cả các hãng đều rất hoan nghênh chào đón các nhà phát triển ứng dụng thứ ba (các công ty phần mềm hay lập trình viên tự do) khi họ muốn phát triển ứng dụng trên nền tảng nguồn mở. Dựa vào nguồn mở và sử dụng các ngôn ngữ như Flash, C++, Web Runtime hay Java… các nhà phát triển nền tảng như Apple, Google, Palm, Samsung đều đã liên tục cung cấp các công cụ lập trình SDK, chính sách hỗ trợ bán và thu lợi nhuận từ phần mềm để cho các nhà phát triển có thể an tâm viết nên các phần mềm di động.

slider 1
Nhiều nền tảng mạnh mẽ đang có mặt ở Việt Nam. Ảnh: Quốc Huy.

Trước đây Apple là nhà tiên phong trong việc hỗ trợ các nhà phát triển thứ ba, sau đó là Google khi cung cấp gần như tuyệt đối các hỗ trợ cho các nhà phát triển. Gần đây thì 2 nền tảng webOS và Samsung Bada nổi lên cạnh tranh mạnh bởi nhà phát triển nền tảng nguồn mở rất "thoáng" giúp cho các nhà phát triển có thể tự do phát triển các ứng dụng một cách dễ dàng.

Riêng tại Việt Nam, trong các nền tảng mở hiện nay thì chỉ có Bada của Samsung hỗ trợ toàn diện về mặt kỹ thuật để các lập trình viên VN có thể phát triển các ứng dụng thuần Việt và đưa lên chợ ứng dụng của Bada là Samsung Apps để người dùng Việt tải về sử dụng.

Hầu như các nền tảng di động mở đều có kho ứng dụng riêng để phục vụ cho nhu cầu người dùng. Tuy nhiên, ứng dụng thuần Việt thì còn khá ít. Hiện đã có một vài ứng dụng thuần Việt trên Samsung Apps để người dùng smartphone tải về. Trong tháng 8 tới, Samsung Apps sẽ tiếp tục đưa ra hơn 20 tiện ích ngôn ngữ Việt mới phục vụ người dùng trong nước.

(Nguồn: Samsung)

Bạn còn thắc mắc điều chi, hãy đặt câu hỏi và HnamMobile sẽ trả lời ngay. ĐẶT CÂU HỎI
Họ tên
Số điện thoại
Email
Nhập bình luận
Nhận tin tức mới nhất
Nhận tin tức mới nhất
THU GỌN ÁP DỤNG
hotline Mua hàng - Khiếu nại 19002012 Hotline Bảo hành / Phần mềm 19006979 Message Chat ngay với nhân viên Facebook Fanpage HnamMobile
Chat với chúng tôi