Samsung lớn đến cỡ nào?

2 năm trước 1.123 views Nguyễn Thái Bình

Phần lớn mọi người đều chỉ biết đến hãng điện tử Hàn Quốc qua những sản phẩm cầm tay như smartphone, tablet, laptop..., nhưng ít ai ngờ rằng cái tên Samsung còn lớn hơn thế nhiều.
slider 1
Được thành lập từ 1938, cùng thời điểm bắt đầu thế chiến thứ hai, Samsung chỉ là một công ty giao dịch và thương mại nhỏ với khoảng 40 nhân lực. Ban đầu họ chỉ buôn bán hàng hoá và tự làm ra mỳ sợi. Cùng với lịch sử, công ty này đã chuyển qua nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Trong đến cuối những năm 60 thế kỷ trước, Samsung mới bắt tay vào ngành công nghiệp điện tử mà sản phẩm đầu tiên là những chiếc TV màn hình trắng đen.
Bước sang thập niên 80, Samsung đầu tư mạnh cho R&D (nghiên cứu và phát triển). Công ty này mua lại hãng Hanguk Jeonja Tongsin và bước vào ngành công nghiệp điện thoại. Tính cho tới nay, họ đã làm ra hơn 800 triệu các thiết bị có chức năng "alo". Nhưng điện thoại không phải thứ duy nhất làm nên thương hiệu Samsung. Sang 1982, Samsung xây một nhà sản xuất TV ở Bồ Đào Nha; qua năm 1984, xây tiếp một nhà máy ở Mỹ, năm 1985 xây một nhà máy ở Nhật; vào năm 1987, thêm một nhà máy ở Anh và tới 1996, họ đặt tiếp một nhà máy khác nữa ở Mỹ.
Xây dựng cũng là một thế mạnh của công ty Hàn Quốc này. Những công trình cao ốc lớn nhất thế giới trong thập kỷ 90 như toà tháp đôi Petronas (Malaysia), Taipei 101 (Đài Loan) hay toà nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa (Các Tiểu vương quốc Arab) đều có sự "nhúng tay" của Samsung.
slider 1
Toà nhà cao nhất thế giới, Burj-Khalifa, có sự tham gia góp mặt của Samsung.
Về lĩnh vực công nghệ, Samsung hiện đang là hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất, tính từ 1992. Hãng này chỉ đứng sau Intel về mặt doanh thu trong nhiều năm liền. Tuy vậy chip nhớ thường có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với chip xử lý nên so sánh này tương đối không công bằng cho lắm. Tới 1995, Samsung làm ra chiếc màn LCD đầu tiên của hãng và 10 năm sau đó, trở thành hãng sản xuất panel LCD lớn nhất thế giới.
Tất nhiên Samsung cũng có một số thất bại. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã khiến cho bộ phận sản xuất xe cộ của hãng này, Samsung Motors, bị bán đi cho hãng Renault. Tính cho tới nay, Samsung chỉ nắm giữ khoảng 20% cổ phần cho liên doanh với Renault. Hãng công nghệ Hàn Quốc cũng từng có tham vọng bước vào lĩnh vực hàng không khi làm ra máy bay với thương hiệu Samsung Aerospace.
Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 cũng là nguyên nhân làm nhiều thương hiệu Hàn Quốc phải xem xét lại mô hình hoạt động của mình và Korea Aerospace Industries ra đời vào 1999, như là kết quả sát nhập từ Samsung Aerospace, Daewoo Heavy Industries và Hyundai Space and Aircraft Company. Dù sao, hiện chỉ riêng Samsung cũng vẫn đang sản xuất ra động cơ turbine khí dành cho máy bay.
Về những thành tựu cho di động, chúng ta có lẽ không cần nhắc lại nhiều ở đây. Tính đến 2012, thương hiệu Hàn Quốc chính thức vượt Nokia để thành hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Và mặc dù vẫn còn thua kém Apple về doanh thu, nhưng rõ ràng Samsung có thể làm ra được rất nhiều sản phẩm. Thậm chí những chiếc iPhone, iPad của Apple cũng vẫn dùng linh kiện do Samsung làm ra.
slider 1
Pháo tự hành K9 Thunder của Hàn Quốc.
Rất nhiều người không biết, nhưng Samsung cũng sản xuất cả... vũ khí. Bộ phận này có tên Samsung Techwin. Được ra đời từ 1977, Techwin chủ yếu tập trung vào các thiết bị có độ chính xác cao, vốn rất quan trọng trong kỹ thuật quân sự. Dưới hợp tác với hãng General Electric, Techwin bắt đầu làm ra động cơ phản lực từ 1980. Đến 1984, đơn vị này sản xuất pháo tự hành. Đến 1997, phiên bản copy F-16 ra đời dưới cái tên KF-16 (dành cho Hàn Quốc).
slider 1
Robot giám sát biên giới Samsung SGR-A1.
Sang 1998, chiếc K9 Thunder, pháo tự hành 155 mm xuất hiện. Và không chỉ sử dụng trong nước, Samsung còn xuất khẩu K9 sang Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện chiếc K10 với khả năng tự động nạp đạn dựa trên thiết kế của K9 đang được thay thế dần. Một trong những sản phẩm nổi bật khác nữa của Samsung là robot giám sát SGR-A1, được dùng để thay thế người trong việc quan sát khu vực phi quân sự (DMZ) dọc biên giới với Triều Tiên. SGR-A1 sử dụng các hệ thống ảnh hồng ngoại và khả kiến để nhận diện các mục tiêu di chuyển trong bán kính 4 km, tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 3,2 km.
Trong giới tàu biển, Samsung Heavy Industries là một thương hiệu nổi tiếng với năng lực đóng những còn tàu vận tải dài hàng trăm mét chuyên để chở những container hàng khắp các đại dương. Samsung cũng tham gia vào lĩnh vực tài chính với dịch vụ bảo hiểm Life Insurance và Fire & Marine Insurance, hoặc y tế và chăm sóc sức khoẻ Medical Center.
slider 1
Samsung là một trong những hãng đóng tàu lớn nhất thế giới.
Ngày nay, Samsung có tổng cộng 7 thương hiệu con gồm Samsung Electronics, Life Insurance, Fire & Marine Insurance, Heavy Industries, C&T Corporation, SDS, Techwin và Renault Samsung Motors. Tổng nhân sự trên toàn cầu của tập đoàn này gần đạt 500.000 người với doanh thu trong 2014 lên đến 305 tỷ USD, lợi nhuận 22,1 tỷ.
Mặc dù thời gian gần đây Samsung không "may mắn" trong việc kinh doanh điện thoại. Nhưng đây là một trong những chaebol (ám chỉ tập đoàn) lớn nhất của Hàn Quốc với khả năng đóng góp GDP lên đến 17%. Kể cả nếu công ty này thất bại trong lĩnh vực điện thoại thì họ vẫn còn nhiều những lĩnh vực kinh doanh khác mà kể cả những thương hiệu đắt giá nhất hành tinh khác cũng chưa chắc đã dám tham gia vào.
Thế nên nếu nhắc đến Samsung, bạn chỉ đừng nghĩ tới Galaxy S hoặc Note mà hãy nghĩ tới xe cộ, tàu bè, công trình xây dựng, thiết bị quân sự và nhiều nhiều những sản phẩm to lớn khác.
Theo: VnReview
Bạn còn thắc mắc điều chi, hãy đặt câu hỏi và HnamMobile sẽ trả lời ngay. ĐẶT CÂU HỎI
Họ tên
Số điện thoại
Email
Nhập bình luận
Nhận tin tức mới nhất
Nhận tin tức mới nhất
THU GỌN ÁP DỤNG
hotline Mua hàng - Khiếu nại 19002012 Hotline Bảo hành / Phần mềm 19006979 Message Chat ngay với nhân viên Facebook Fanpage HnamMobile
Chat với chúng tôi